Những câu hỏi liên quan
Hoàng Trần Mai
Xem chi tiết
Khách vãng lai
18 tháng 11 2018 lúc 21:08

đ1: từ đầu đến CÁ TƯƠI 

đ2: còn lại

Bình luận (0)
Vũ Ngọc Anh
18 tháng 11 2018 lúc 21:10

vietjack nhá, soạn văn ngắn nhất, hay nhất đều có

Bình luận (0)
minh phượng
19 tháng 11 2018 lúc 15:46

1. Đọc truyện Treo biển và trả lời câu hỏi: Nội dung tấm treo biển ở cửa hàng ("ở đây có bán cá tươi") có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố?

Trả lời:

Nội dung tấm biển treo ở cửa hàng ("Ớ đây có bán cá tươi") có bốn yếu tố:

-   "ở đây": thông báo địa điểm cửa hàng.

-   "Có bán": thông báo hoạt động của cửa hàng.

-   "Cá": thông báo loại mặt hàng.

-   "Tươi": thông báo chất lượng mặt hàng.

Bốn yếu tố, bốn nội dung đó là cần thiết cho một tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ.

2. Có mấy người góp ý về cái biển đề ở cửa hàng bán cá? Em có nhận xét gì về từng ý kiến?

Trả lời:

Có bốn vị khách "góp ý" về tấm biển ở cửa hàng bán cá:

-  Ý kiến thứ nhất đề nghị bỏ chữ "tươi"

-  Ý kiến thứ hai đề nghị bỏ chữ "ở đây”

-  Ý kiến thứ ba đề nghị bỏ chữ "có bán"

-  Ý kiến thứ tư đề nghị bỏ nốt chữ "cá”.

*  Cả bốn ý kiến đều mang tính cá nhân, chủ quan và nguỵ biện.

-   Nếu bỏ chữ "tươi", là làm mất đi sự khẳng định chất lượng cao của sản phẩm nhà hàng, tuy nhiên cũng còn có thể được chấp nhận.

-   Đến ý kiến thứ hai đòi bỏ từ chỉ địa điểm "ở đây" mà nhà hàng cũng nghe theo thì đã khiến nội dung biển có phần tôi nghĩa và thiếu lịch sự đối với khách hàng.

-   Khi bỏ đi cả chữ "có bán" chỉ để lại một từ "cá” là hết sức vô lí. Nó làm cho nội dung cái biển trở nên cụt lủn, tốì nghĩa.

-   Đến ý kiến cuối cùng, đề nghị cất nốt biển đi vì "ai đi tới gần dây đều chẳng ngửi thấy mùi cá tanh lộn lên mà còn phải để từ "cá". Nhà hàng lại nhắm mắt nghe theo không dùng biển nữa.

3. Đọc truyện cười, những chi tiết nào làm em cười? Khi nào cái đáng cười bộc lộ rõ nhất? Vì sao?

Trả lời:

Những chi tiết làm ta cười là mỗi lần có người góp ý thì nhà hàng không cần suy nghĩ, "nghe nói, bỏ ngay". Ta cười vì sự không suy xét, ngẫm nghĩ của chủ nhà hàng, vì nhà hàng không hiểu những điều viết trên biển quảng cáo có ý nghĩa gì và treo biến quảng cáo để làm gì.

Nhưng cái cười bộc lộ rõ nhất ở cuối truyện. Ớ trên cái biển bị bắt bẻ đến nỗi chỉ còn chữ "cá". Người qua đường vẫn còn có người góp ý, chữ "cá" và tấm biển treo vẫn là thừa, chủ hàng cất luôn cái biển, thì ta bật cười, tiếng cười vang lên to nhất. Ta cười vì từng góp ý thấy có vẻ có lí nhưng cứ theo đó mà hành động thì kết quả cuối cùng lại thành phi lí. Ta cười to vì người nghe góp ý không biết suy xét, hoàn toàn mất hết chủ kiến.

4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Treo biển.

Trả lời:

-    Treo biển là một truyện hài hước, tạo nên một tiếng cười vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét khi nghe những ý kiến khác.

-    Khi được người khác góp ý không nên vội vàng hành động theo ngay khi chưa suy xét kĩ. Làm việc gì cũng phải có ý thức, có chủ kiến, biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 7 2019 lúc 16:18

Bài thơ chia thành 3 phần:

- Đoạn 1 ( 13 câu thơ đầu): bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết

- Đoạn 2 ( câu 14 tới câu 29): thể hiện sự nuối tiếc về kiếp người và thời gian

- Đoạn 3 (còn lại): giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng tuổi trẻ và cuộc đời.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 1 2018 lúc 7:27

Bố cục của toàn văn bản Hịch tướng sĩ.

   Chia là 4 phần:

   + Phần 1 (từ đầu … đến nay còn lưu tiếng tốt) Tác giả dẫn ra những gương trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước lưu truyền trong sử sách.

   + Phần 2( tiếp … ta cũng vui lòng) Bộc lộ sự căm phẫn trước sự hống hách của giặc.

   + Phần 3 ( tiếp … không muốn vui vẻ cùng ta có được không) Phân tích phải trái, đúng sai định hướng hàng ngũ quân sĩ.

   + Phần 4 (còn lại) Lời khích lệ, hiệu dụ tướng lĩnh.

Bình luận (0)
Tuyền Lê
Xem chi tiết
Giang シ)
17 tháng 3 2022 lúc 10:57

- Đoạn 1 (từ đầu đến "còn lưu tiếng tốt"): Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.

 

- Đoạn 2 (từ "Huống chi" đến "cũng vui lòng"): Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.

- Đoạn 3 (từ "Các ngươi" đến "không muốn vui vẻ phỏng có được không?"): Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.

- Đoạn 4 (đoạn còn lại): Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.

Bình luận (1)
Tuyền Lê
17 tháng 3 2022 lúc 11:12

sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào ? Đoạn Văn Tố Cáo tội ác giặc đã khơi gợi được điều gì ở Hịch Tướng Sĩ ?

Bình luận (0)
kodo sinichi
17 tháng 3 2022 lúc 12:02

sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào ? Đoạn Văn Tố Cáo tội ác giặc đã khơi gợi được điều gì ở Hịch Tướng Sĩ ?

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
10 tháng 9 2017 lúc 12:38

-Bố cục bài thơ:

2 khổ đầu: Là sự trăn trở, giục giã lên đường 9 khổ giữa: Kỉ niệm về Tây Bắc trong những ngày kháng chiến gian khổ . Khát vọng về với nhân dân, nơi khắc ghi nhiều kỉ niệm nghĩa tình trong kháng chiến. 4 khổ cuối: Khúc hát lên đường say mê, tin tưởng. Hướng về Tây Bắc trong công cuộc xây dựng đất nước

-Bố cục 3 phần đã thể hiện sự vận động tâm trạng chủ thể trữ tình:

+Đoạn đầu có sự day dứt, trăn trở.

+Đoạn giữa là dòng hoài niệm với cảm xúc thiết tha, biết ơn.

+Đoạn cuối sôi nổi, háo hức.

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Lộc
Xem chi tiết
Linh Phương
16 tháng 9 2016 lúc 11:47

Gồm 3 phần:

Mở bài: Từ câu mẹ tôi đến câu khóc nhiều

==> Bắt đầu cuộc chia tay của thành và thủy sau tiếng nói của mẹ

Thân bài: từ câu đêm qua đến câu anh xin hứa

==> Sự việc bắt đầu từ khi mẹ cất tiếng lên. Ôn lại những kỉ niệm, 2 anh em đến trường. Tâm trạng, cảm xúc diễn ra

Kết bài: Từ câu tôi mếu máo đến hết

==> Cảm xúc của người anh khi tạm biệt người em.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Võ Đông Anh Tuấn
16 tháng 9 2016 lúc 10:54

Bố cục :

Đoạn 1 : Từ đầu ......... hiếu thả như vậy .

=> Cảnh 2 anh em chia đồ chơi.

Đoạn 2 : Tiếp theo ........ trùm lên cảnh vật .

=> Thủy chia tay lớp học .

Đoạn 3 : Còn lại .

=> Hai anh em chia tay nhau .

 

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Trâm
16 tháng 9 2016 lúc 11:33

Bố cục trong bài Cuộc chia tay của những con búp bê gồm 3 phần :

Từ đầu ... hiếu thảo như vậy chỉ cuộc chia búp bê

tiếp .... trùm lên cảnh vật chỉ cuộc chia tay với lớp học

còn lại chỉ cuộc chia tay của 2 anh em

Bình luận (0)
Trần Thị Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Diệu Anh
4 tháng 10 2018 lúc 18:08

Bài có 4 đoạn nhé bn

Còn lại nếu bn muốn biết ý chính của từng đoạn

Vào câu hỏi tương tự nha

K mk nhé

Bình luận (0)
Cậu Bé Vô Danh
4 tháng 10 2018 lúc 18:08

cc troll hunter à

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Huyền
4 tháng 10 2018 lúc 18:09

Phần 1: từ đầu đến lấy làm lạ: Mã Lương học vẽ và có cây bút thần

Phần 2: tiếp đến vẽ cho thùng: Mã Lương dùng cây bút thần để vẽ công cụ lao động cho người nghèo khó

Phần 3: tiếp đến phóng như bay: Mã Lương trừng trị tên địa chủ tham lam

Phần 4: còn lại: Mã Lương trừng trị tên vua độc ác tham lam

Mình chia đoạn và cả nội dung từng đoạn nữa nha

kb nha

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

Bình luận (0)
SANRA
Xem chi tiết
๖ۣۜҨž乡Trầnミ★Hoàngミ★Vi...
20 tháng 11 2018 lúc 22:08

Em đã đọc đi đọc lại truyện Cây bút thần nhiều lần vì truyện hấp dẫn đối với em. Quả thật câu truyện đã lôi cuốn em từ đầu đến cuối. Nhưng thật là lùng, đoạn em thích nhất là đoạn đầu, đoạn Mã Lương siêng năng học vẽ, mặc dù ở đoạn đó Mà Lương chưa có cây bút thần.

Đọc đoạn này, trước mắt em hiện lên một chú bé nghèo khổ phải làm mọi việc nặng nhọc đệ kiếm ăn qua ngày. Nhưng chú thật đáng yêu vì rất chịu khó học tập. Chú thích vẽ nên hằng ngày chú chăm chỉ luyện tập. Khi kiếm củi trên rừng, chú lấy que củi vạch xuống đất, vẽ theo những con chim đang bay trên đỉnh đầu. Lúc cắt cỏ ven sông, chú nhúng tay xuống nước vẽ tôm cá trên đá. Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ. Tinh thần hăng say học tập cua chú bé thật đáng khâm phục. Chú tranh thủ mọi thời gian, mọi địa điểm để học vẽ. Hầu như lúc nào, ở đâu Mã Lương cũng học. Nội dung học vẽ của chú chính là thiên nhiên, cảnh vật xung quanh. Không có bút mực, chú dùng que củi vạch xuống đất, nhúng tay xuống nước vẽ trên đá để tập vẽ.

Nhờ cần cù, miệt mài học tập, kết hợp với óc thông minh sẵn có, Mã Lương đã tiến bộ rất nhanh. Em vẽ chim cá giống như hệt, người ta tưởng như sắp được nghe tiếng chim hót, được trông thấy cá bơi lội. Mã Lương đã thành tài nhờ hoàn toàn vào sự nỗ lực của bản thân. Ở đây có lẽ, để tô đậm tinh thần tự lực trong học tập của Mã Lương, nên người kể đưa vào truyện chi tiết thầy giáo chửi mắng và đuổi em khi em đến xin học vẽ. Em nghĩ chi tiết đó không hay. Thiếu gì cách nhấn mạnh vào tinh thần nỗ lực bản thân của Mã Lương mà phải bôi nhọ người thầy giáo như vậy. Hay là ở nước đó, người ta không tôn trọng ông thầy. Nhưng thôi, đây là thiếu sót của người kể. Chỉ biết rằng ở đây Mã Lương đã thành hoạ sĩ tài năng nhờ vào sự phấn đấu không mệt mỏi của chính bản thân mình. Nhờ có tài năng, em đã được ông tiên cho cây bút thần bằng vàng sáng lấp lánh. Nhờ có tài năng em đã sử dụng cây bút thần với sức mạnh kì diệu ở những đoạn sau.

Em cứ nghĩ nếu không chăm chỉ học tập để có tài năng thì không biết Mã Lương có được thưởng cho cây bút không? Và nếu có bút rồi mà không có tài thì liệu cây bút thần có hiệu lực ghê gớm như vậy không? Em cho rằng tất cả sẽ là con số không. Do đó em rất thích đoạn văn trên. Và từ truyện Mã Lương học vè, em đã rút ra cho mình những bài học bổ ích về việc học tâp tu dưỡng của ban thân: phải cần cù hơn nữa, phải khắc phục khó khăn hơn nữa, phải quyết tâm hơn nữa, phải tư lực cánh sinh hơn nữa trong học tập thì học tập mới có kết quả, thì trang viết của mình mới có sức lay động lòng người…

hok tốt

Bình luận (0)
Đặng Yến Ngọc
20 tháng 11 2018 lúc 21:35

mk nghĩ nó tương đương vs phần ghi nhớ đấy bn

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 8 2018 lúc 14:46

Bố cục: gồm 3 phần:

Phần 1 (2 khổ đầu) sự trăn trở, lời vẫy gọi lên đường

- Phần 2 (9 khổ giữa): khát vọng với nhân dân, ghi dấu nhiều kỉ niệm nghĩa tình trong kháng chiến

Phần 3 (phần còn lại): khúc hát của niềm tin, hi vọng

- Bố cục chia làm 3 phần thể hiện sự vận động tâm trạng chủ thể trữ tình, phần đầu có sự lưỡng lự, trăn trở, phần tiếp theo là dòng hoài niệm với cảm xúc thiết tha, biết ơn. Đoạn cuối là niềm vui sôi nổi, rạo rực

Bình luận (0)